Tiếp xúc với coronavirus tại nơi làm việc

Cảnh báo về nguy cơ có thể tiếp xúc với coronavirus (COVID-19) tại nơi làm việc.

Shape

Bối cảnh

(Cập nhật vào ngày 21 tháng 5 năm 2020)

Một đợt dịch bệnh đường hô hấp bộc phát do coronavirus mới gây ra, đã xác định được lần đầu tiên tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020 World Health Organization (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh coronavirus (COVID-19) bộc phát là đại dịch. Đại dịch là đợt dịch bệnh lây lan toàn thế giới.

Vào ngày 16 tháng 3 năm 2020, Chính phủ Victoria đã tuyên bố Tình trạng Khẩn cấp tại Victoria, để giúp giảm thiểu coronavirus (COVID-19) lây lan.

Coronavirus là gì?

Coronavirus là dòng vi-rút lớn có thể gây bệnh ở động vật hoặc con người. Coronavirus (COVID-19) là loại coronavirus mới nhất được phát hiện gần đây.

Người bị nhiễm coronavirus có thể bị bệnh đường hô hấp ở mức độ từ nhẹ đến nặng.

Các triệu chứng bệnh có thể từ nhẹ đến viêm phổi. Người bệnh có thể bị:

  • sốt
  • lạnh hoặc đổ mồ hôi
  • ho
  • đau họng
  • hụt hơi
  • sổ mũi
  • không ngửi được mùi

Trong một số trường hợp nhất định, người bệnh cũng có thể bị nhức đầu, đau nhức cơ, nghẹt mũi, buồn nôn, nôn ói và tiêu chảy.

World Health Organization xác nhận rằng nguyên nhân lây bệnh chính yếu là từ bệnh nhân bị các triệu chứng bệnh, mỗi khi họ ho hoặc hắt hơi. Người không có triệu chứng bệnh cũng có thể lây bệnh, nhưng hiếm khi.

Các người chủ có nghĩa vụ cung cấp và duy trì, đến mức tối đa trong điều kiện hợp lý, môi trường làm việc an toàn và không có nguy cơ đối với sức khỏe nhân viên. Điều này bao gồm xác định các nguy cơ đối với sức khỏe hoặc an toàn liên quan đến coronavirus (COVID-19) có thể xảy ra.

Xác định các nguy cơ đối với sức khỏe

Các người chủ phải xác định liệu có các nguy cơ đối với sức khỏe nhân viên vì tiếp xúc với coronavirus (COVID-19) tại nơi làm việc hay không.

Việc xác định các nguy cơ liên quan có thể bao gồm:

  • theo dõi lời khuyên của chuyên viên khi tình hình coronavirus (COVID-19) thay đổi (ví dụ, từ Department of Health and Human Services (DHHS) – dòng liên kết bên dưới)
  • xem xét các chủ trương, tiến trình và biện pháp kiểm soát nhiễm trùng, để bảo đảm là có hiệu quả và mọi người đều tuân thủ
  • giáo dục và cho nhân viên biết thông tin cập nhật
  • xem xét liệu khi làm công việc điều đó có khiến người khác (chẳng hạn như khách hàng hoặc dân chúng) có nguy cơ tiếp xúc với coronavirus (COVID-19) hay không
  • nói chuyện với nhân viên:
    • đã đi du lịch hoặc định đi du lịch
    • tiếp xúc với các trường hợp đã xác nhận bị nhiễm coronavirus (COVID-19)
    • bị các triệu chứng liên quan đến coronavirus (COVID-19)

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ đối với sức khỏe

Khi xác định được nguy cơ đối với sức khỏe tại nơi làm việc, người chủ phải hóa giải nguy cơ đến mức tối đa có thể thực hiện được và khi không thể hóa giải nguy cơ, thì giảm thiểu nguy cơ đến mức tối đa có thể thực hiện được.

Người chủ cũng có nghĩa vụ phải tham khảo ý kiến nhân viên và đại diện sức khỏe và an toàn (HSR), đến mức tối đa có thể thực hiện được, về các vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc an toàn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Điều này bao gồm tham khảo ý kiến liên quan đến các quyết định về cách thức kiểm soát nguy cơ liên quan đến coronavirus (COVID-19) tại nơi làm việc.

Các loại biện pháp kiểm soát cần thiết phụ thuộc vào các nguy cơ liên quan cũng như việc có sẵn các biện pháp kiểm soát phù hợp tại mỗi nơi làm việc. Các biện pháp kiểm soát có thể bao gồm:

  • đề nghị nhân viên làm việc tại nhà
  • thực hiện các sáng kiến duy trì khoảng cách đối với người khác theo khuyến nghị của Viên chức Y tế Trưởng Tiểu bang Victoria
  • cung cấp đầy đủ tiện nghi hoặc sản phẩm (như thuốc sát trùng tay, nếu có) để nhân viên có thể giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
  • cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp, bao gồm thông tin hoặc huấn luyện về lý do tại sao cần thiết bị và cách sử dụng một cách an toàn
  • tránh sử dụng chung điện thoại, bàn, văn phòng hoặc đồ nghề và dụng cụ khác để làm việc
  • đề ra chủ trương kiểm soát nhiễm trùng
  • hủy tất cả các chuyến đi công tác, trừ trường hợp thực sự cần thiết
  • tránh gặp mặt trực tiếp bằng cách sử dụng các cách liên lạc khác như điện thoại hoặc hội thoại qua màn hình video
  • bảo đảm nhân viên hiểu khi nào không nên đừng đến nơi làm việc, chẳng hạn như khi:
    • đi du lịch nước ngoài trở về
    • đã tiếp xúc với các trường hợp đã xác nhận bị nhiễm coronavirus (COVID-19)
    • họ đã được xác nhận bị nhiễm coronavirus (COVID-19)
    • cảm thấy không khỏe – cho dù các triệu chứng bệnh nhẹ đến mức nào đi nữa

Nếu một nhân viên nghĩ rằng có lẽ họ đã tiếp xúc gần gũi với người đã được xác nhận bị nhiễm coronavirus (COVID-19), hoặc bị các triệu chứng bệnh liên quan đến coronavirus (COVID-19), bất kể nhẹ đến mức nào đi nữa, họ không nên đi làm. Thay vào đó, họ nên:

  • tự cách ly ngay lập tức, hỏi ý kiến bác sĩ gia đình hoặc đường dây thường trực coronavirus 24/24 (COVID-19) của DHHS qua số 1800 675 398 và đi xét nghiệm
  • báo cho người chủ của họ biết càng sớm càng tốt, làm theo các tiến trình tại nơi làm việc của họ và cập nhật cho người chủ biết nếu tình hình của họ thay đổi (ví dụ nếu họ nhận được kết quả chẩn đoán dương tính coronavirus (COVID-19))

Nhiệm vụ của người chủ là hóa giải hoặc giảm thiểu nguy cơ liên quan đến tình trạng tiếp xúc với coronavirus (COVID-19) đến mức tối đa có thể thực hiện được một cách hợp lý, bao gồm bảo đảm rằng:

  • nhân viên biết phải làm gì hoặc thông báo cho ai nếu họ cảm thấy không khỏe hoặc nghi ngờ họ đã bị nhiễm bệnh, theo thông tin do DHHS do cung cấp (xem đòng liên kết bên dưới)
  • bất kỳ nhân viên nào cảm thấy không khỏe thì đừng đến nơi làm việc, bao gồm nhân viên đã làm xét nghiệm coronavirus (CO VID-19) hoặc những người đã được xác nhận bị nhiễm coronavirus (COVID-19)

Nhân viên nên thông báo cho người chủ biết càng sớm càng tốt, nếu nhận được kết quả chẩn đoán dương tính coronavirus (COVID-19), đặc biệt nếu đã có mặt tại nơi làm việc.

Người chủ nên lập tức hỏi ý kiến DHHS nếu có người đã được xác nhận bị nhiễm coronavirus (COVID-19) tại nơi làm việc của mình.

Mọi người tại nơi làm việc nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bằng cách:

  • thường xuyên rửa tay bằng xà-bông và nước (tối thiểu 20 giây) hoặc thuốc chà tay có cồn (ít nhất 60% cồn)
  • nếu tay dơ rõ ràng, thì hãy rửa tay bằng xà-bông và nước
  • luôn rửa tay bằng xà-bông và nước:
    • trước khi ăn
    • sau khi đi tiêu tiểu
    • sau khi đến một nơi công cộng
    • sau khi ho, hắt hơi hoặc hỉ mũi
  • che mũi và miệng mỗi khi ho và hắt hơi, và thải bỏ giấy tissue dơ ngay lập tức
  • duy trì khoảng cách ít nhất 1,5 mét giữa họ và người khác
  • thường xuyên lau chùi sạch sẽ và khử trùng các bề mặt có nhiều người sờ chạm vào, chẳng hạn như điện thoại, bàn phím, nắm cửa, công tắc đèn và mặt bàn
  • gặp chuyên viên chăm sóc sức khỏe nếu cảm thấy không khỏe, và đừng đến nơi làm việc và những nơi công cộng khác

Làm việc tại các địa điểm khác nơi làm việc thường lệ

Chỉ thị của Viên chức Y tế Trưởng Tiểu bang Victoria là nếu có thể làm việc tại nhà, thì quý vị phải làm việc ở nhà.

Làm việc ở nhà có hợp lý hay không phụ thuộc vào yêu cầu riêng của nơi làm việc, phương tiện có sẵn cho nhân viên làm việc từ xa và nhân viên có thể làm việc an toàn tại nhà.

Khi quyết định về việc nhân viên có nên làm việc tại nhà hay không, người chủ nên:

  • tham khảo ý kiến nhân viên và HSR
  • xem xét liệu làm việc ở một địa điểm khác sẽ tăng thêm nguy cơv
  • theo dõi sát thông tin về các nguy cơ liên quan đến coronavirus (COVID-19) và các biện pháp kiểm soát phù hợp
  • tìm kiếm lời khuyên cụ thể cho trường hợp của họ, bao gồm từ các tổ chức của nhân viên và người chủ và cơ sở cung cấp pháp lý

Đối với một số nơi làm việc, thì làm việc từ xa sẽ không thể thực hiện được một cách hợp lý (chẳng hạn như công việc liên quan đến phục vụ khách hàng hoặc công việc phụ thuộc vào máy móc hay thiết bị chuyên dụng). Khi trường hợp này xảy ra thì phải thực hiện các thủ tục kiểm soát nhiễm trùng và các hình thức duy trì khoảng cách, để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Bổn phận pháp lý

Theo Đạo luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp 2004 (Đạo luật OHS), người chủ có các bổn phận như họ phải, cho đến mức tối đa có thể thực hiện được một cách hợp lý:

  • cung cấp và duy trì môi trường làm việc an toàn và không có nguy cơ đối với sức khỏe nhân viên và các nhà thầu độc lập, bao gồm sức khỏe tâm lý
  • cung cấp thông tin, hướng dẫn, huấn luyện hoặc giám sát đối với nhân viên và nhà thầu độc lập khi cần thiết để những người này có thể thực hiện công việc của họ một cách an toàn và không nguy hiểm về sức khỏe
  • theo dõi sức khỏe nhân viên
  • theo dõi các điều kiện tại bất kỳ nơi làm việc nào dưới quyền quản lý và kiểm soát của người chủ
  • cung cấp thông tin liên quan đến sức khỏe và an toàn cho nhân viên, bao gồm (nếu thích hợp) bằng các ngôn ngữ khác tiếng Anh
  • bảo đảm rằng những người không phải là nhân viên của người chủ sẽ không tiếp xúc với nguy cơ về sức khỏe hoặc sự an toàn của họ do những việc người chủ thực hiện
  • tham khảo ý kiến nhân viên và HSR, nếu có, về các vấn đề liên quan đến sức khỏe hoặc an toàn ảnh hưởng trực tiếp hoặc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến họ

Theo Đạo luật OHS, nhân viên cũng có các bổn phận, bao gồm họ phải:

  • tự lo một cách hợp lý cho sức khỏe và sự an toàn của chính họ• tự lo một cách hợp lý cho sức khỏe và sự an toàn của chính họ
  • tự lo một cách hợp lý cho sức khỏe và sự an toàn của những người có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi hoặc thiếu sót của nhân viên tại nơi làm việc
  • hợp tác với người chủ liên quan đến bất kỳ biện pháp nào do người chủ thực hiện để tuân thủ yêu cầu bắt buộc hoặc theo quy định trong Đạo luật OHS