Ngành nghề tình dục và thanh tra viên WorkSafe

Tài liệu hướng dẫn này giải thích vai trò và công việc của thanh tra viên WorkSafe. Tài liệu này dành cho những người làm việc trong ngành nghề tình dục. 
 

Shape

Trách nhiệm về sức khỏe và an toàn của quý vị

Đạo luật Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp 2004 là luật giúp giữ cho nơi làm việc an toàn. Luật này được biết đến là Đạo luật OHS. Đạo luật OHS quy định trách nhiệm của nhiều người khác nhau, bao gồm:

  • người chủ
  • người quản lý hoặc kiểm soát nơi làm việc
  • người tự làm chủ
  • nhân viên

Quý vị sẽ có trách nhiệm khác nhau theo Đạo luật OHS tùy vào vai trò của mình. Tìm hiểu về vai trò và trách nhiệm tại nơi làm việc của quý vị.

Đại diện công cộng của WorkSafe

Thanh tra viên WorkSafe là người đại diện công cộng của WorkSafe. Họ có vai trò hàng đầu trong tổ chức.

Tất cả thanh tra viên WorkSafe đều được chỉ định thể theo Đạo luật OHS. Vai trò chính yếu của thanh tra viên WorkSafe là bảo đảm người chủ và những người có trách nhiệm tuân thủ các luật về sức khỏe và an toàn. Thể theo Đạo luật OHS, những người có trách nhiệm bao gồm:

  • người chủ
  • người quản lý hoặc kiểm soát nơi làm việc
  • người tự làm chủ
  • nhân viên

Thanh tra viên bảo đảm những người có trách nhiệm tuân thủ luật lệ về sức khỏe và an toàn. Thanh tra viên làm việc này bằng cách:

  • cung cấp lời khuyên, thông tin và giáo dục
  • thanh tra nơi làm việc
  • bảo đảm mọi người tuân thủ luật

Vai trò của thanh tra viên bao gồm hàng loạt nhiệm vụ. Các nhiệm vụ này bao gồm:

  • nhắm vào hoạt động không an toàn nơi làm việc
  • hồi báo các sự cố và khiếu nại với dịch vụ tư vấn của WorkSafe
  • cung cấp hướng dẫn và lời khuyên về cách tuân thủ luật về đến sức khỏe và an toàn của Victoria
  • thi hành các luật về sức khỏe và an toàn đó

Bảo vệ sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người tại nơi làm việc.

Điều này thường gọi là OHS. Thanh tra viên WorkSafe làm việc với ngành nghề tình dục để cải thiện OHS.

Thanh tra viên có thể:

  • tư vấn về quyền hạn và trách nhiệm OHS của người chủ và nhân viên
  • cung cấp hướng dẫn thực tế về nhận biết mối nguy hiểm và kiểm soát nguy cơ
  • thúc đẩy việc tham khảo và đại diện của nhân viên trong các vấn đề sức khỏe và an toàn

Thanh tra viên khuyến khích:

  • cam kết từ việc quản lý đến biện pháp về sức khỏe và an toàn theo kế hoạch
  • cam kết từ việc quản lý đến cải thiện liên tục về sức khỏe và an toàn
  • giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc và việc tham gia đầy ý nghĩa của nhân viên ở mọi cấp độ
  • kiểm soát mối nguy hiểm tại nguồn cội
  • huấn luyện, thông tin, hướng dẫn và giám sát phù hợp
  • tạo cho vấn đề sức khỏe và an toàn là một phần của hệ thống và thực hiện rộng rãi hơn

WorkSafe khuyến khích người chủ, nhân viên phát triển quy trình hiệu quả để giải quyết các vấn đề OHS. Thanh tra viên có thể cung cấp lời khuyên về cách giải quyết vấn đề.

Thanh tra nơi làm việc

Thanh tra viên Worksafe có quyền pháp định để đi vào và thanh tra các nơi làm việc. Thanh tra viên thường thanh tra nơi làm việc như một phần của kế hoạch làm việc hoặc ứng phó đã định.

Việc thanh tra theo kế hoạch

Việc thanh tra và hoạt động theo kế hoạch của WorkSafe thường tập trung vào:  

  • các ngành nghề và tổ chức kém hiệu quả
  • mối nguy hiểm cụ thể gây nguy cơ nghiêm trọng
  • nguyên nhân tổn thương phổ biến

Thanh tra ứng phó

Cũng thực hiện thanh tra sau khi nơi làm việc xảy ra sự cố nhận biết được, bao gồm:

  • tử vong
  • thương tật trầm trọng
  • sự cố nguy hiểm khiến gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe và an toàn của một người
  • trường hợp khẩn cấp
  • các bệnh cụ thể.

Thanh tra viên cũng đến để ứng phó với những cuộc gọi cho dịch vụ tư vấn của WorkSafe.

Quyền của thanh tra viên đi vào nơi làm việc

Chương 98 Đạo luật OHS cho thanh tra viên WorkSafe quyền đi vào nơi mà họ tin một cách hợp lý là nơi làm việc. Thanh tra viên có thể đi vào nơi làm việc để thẩm định xem liệu nơi đó có tuân thủ luật về sức khỏe và an toàn không.

Thanh tra viên có thể đi vào nơi làm việc bất cứ lúc nào trong giờ làm việc. Họ cũng có thể đi vào bất cứ lúc nào họ tin một cách hợp lý ràng có nguy cơ trước mắt về sức khỏe và an toàn.

Tuy nhiên, thanh tra viên không được phép đi vào bất cứ phần nào của nơi chỉ được sử dụng như nơi cư ngụ, trừ phi:

  • có sự đồng ý của người cư ngụ
  • có lệnh khám xét

Quyền đi vào

Khi đi vào một nơi, thanh tra viên có thể:

  • thanh tra, kiểm tra và đặt câu hỏi
  • thanh tra và kiểm tra bất cứ gì, bao gồm cả giấy tờ
  • mang bất cứ thiết bị hoặc chất liệu cần thiết
  • thu giữ bất cứ gì bao gồm cả giấy tờ có thể là bằng chứng phạm tội theo luật OHS
  • thu giữ bất cứ gì cần phải mang đi khỏi nơi đó để kiểm tra hoặc xét nghiệm thêm
  • chụp hình hoặc đo đạc hay vẽ hoặc thu âm/hình
  • thực thi quyền của thanh tra viên được ấn định theo phần 9 của Đạo luật OHS hoặc các quy định OHS
  • làm bất cứ chuyện gì khác cần thiết một cách hợp lý cho thanh tra viên thực hiện chức năng hoặc thực thi quyền của họ

Hình ảnh, bản vẽ và bản thu âm/hình thường là về:

  • các mối nguy hiểm nơi làm việc hoặc
  • các mối nguy hiểm liên quan đến việc thực hành nơi làm việc

Hình ảnh phải là chứng cứ việc vi phạm luật. Chúng là việc ghi nhận lại những gì thanh tra viên thấy vào lúc họ đến. Thông tin riêng tư của người ta sẽ được xử lý phù hợp với luật quyền riêng tư phù hợp.

WorkSafe không khuyến khích hoặc tán thành thu âm tương tác giữa những người có trách nhiệm. Thanh tra viên không được thu âm lén các cuộc nói chuyện trong bất cứ tình huống nào.

Hỏi tên và địa chỉ

Thanh tra viên có thể yêu cầu cá nhân cho biết tên và địa chỉ của họ. Thanh tra viên có thể thực hiện điều này nếu thanh tra viên tin một cách hợp lý rằng người đó:

  • có thể giúp điều tra một tội có thể truy tố thể theo Đạo luật OHS, hoặc
  • đã phạm tội hoặc sắp phạm tội thể theo Đạo luật OHS hoặc các quy định OHS

Hình phạt có thể áp dụng nếu cá nhân từ chối hoặc không cung cấp tên và địa chỉ khi được thanh tra viên yêu cầu.

Cá nhân được yêu cầu cho biết tên và địa chỉ có thể yêu cầu thanh tra viên cho xem thẻ chứng minh để kiểm chứng.

Tìm sự giúp đỡ của một người

Để thực thi quyền theo Đạo luật OHS hoặc các quy định OHS, thanh tra viên có thể nhờ bất cứ người nào giúp đỡ. Nếu quyền sử dụng liên quan đến việc vào nơi làm việc, người trợ giúp phải được vào bởi:

  • người cư trú hoặc người cư trú hiển nhiên ở nơi làm việc, hoặc
  • người chủ, người quản lý và kiểm soát nơi làm việc

Thông báo

Thanh tra viên đi vào nơi làm việc phải theo tất cả các bước hợp lý để thông báo cho người cư trú, người cư trú hiển nhiên về sự hiện diện của họ. Họ cũng phải thông báo cho đại diện về sức khỏe và an toàn, còn được biết đến là HSR.

Chứng minh thư

Thanh tra WorkSafe mang theo chứng minh thư chính thức. Họ phải trình chứng minh thư nếu được yêu cầu khi thực hiện chức năng hoặc thực thi quyền thể theo luật OHS.

Thanh tra viên có thể không cần trình chứng minh thư chỉ trong trường hợp:

  • nếu làm thế có thể hủy bỏ mục đích của việc đi vào
  • nếu làm thế có thể gây đình trệ không hợp lý
  • những người có trách nhiệm liên quan đã biết thanh tra viên đến

Thu thập tài liệu và trả lời câu hỏi

Thanh tra viên đi vào nơi làm việc có thể:

  • yêu cầu cá nhân xuất trình giấy tờ hoặc một phần giấy tờ
  • kiểm tra giấy tờ đó
  • yêu cầu một người tại nơi làm việc trả lời câu hỏi

Có lúc thanh tra viên phải cung cấp cảnh báo hoặc thông tin cụ thể. Thanh tra viên phải cung cấp những chi tiết này cho người liên quan khi thực thi quyền để thu thập:

  • tên và địa chỉ
  • cho xem các giấy tờ
  • trả lời câu hỏi

Lấy mẫu

Thanh tra viên đi vào nơi làm việc có quyền lấy mẫu. Thanh tra viên có thể lấy mẫu bất cứ thứ gì tại nơi đó khi cần cho việc phân tích.

Thanh tra viên có ý định lấy mẫu phải thông báo:

  • người cư ngụ hoặc người cư ngụ hiển nhiên
  • một HSR cho thành viên của bất cứ nhóm làm việc được chỉ định hoặc DWG bị ảnh hưởng do việc lấy mẫu

Hãy gọi cho nhân viên tư vấn của WorkSafe qua số 1800 136 089 nếu quý vị có thắc mắc về việc thanh tra viên đến. Quý vị cũng có thể liên lạc WorkSafe trực tuyến.

Hành động cưỡng chế của thanh tra viên

Vi phạm là hành động trái luật. Khi thanh tra viên WorkSafe tìm thấy việc trái với luật OHS, thường thanh tra viên sẽ có hành động. Hành động đó sẽ bảo đảm người có trách nhiệm chấn chỉnh việc sai trái. Thanh tra viên có thể làm một hoặc nhiều điều sau đây:

  • Quyết định không làm hoặc có hành động cưỡng chế. Điều này có thể xảy ra nếu việc sai trái đã được giải quyết. Việc này cũng có thể xảy ra nếu việc sai phạm được chấn chỉnh vào thời điểm thanh tra.
  • Cấp thông báo cải thiện. Thông báo này sẽ yêu cầu chấn chỉnh sai phạm trước một ngày cụ thể.
  • Cấp thông báo cấm để dừng một hoạt động hoặc một phần của hoạt động đang tiếp diễn.
  • Cho chỉ thị rằng phải thực hiện một hành động cụ thể.
  • Cấp giấy phạt. Giấy phạt là việc thay thế cho truy tố.Giấy phạt này yêu cầu người có trách nhiệm phải đóng tiền phạt.
  • Nói về vấn đề cần thanh tra toàn diện, với khả năng có hành động cưỡng chế thêm.

Thanh tra viên sẽ cung cấp hướng dẫn và lời khuyên cách chấn chỉnh vấn đề được xác định trong một thông báo cải thiện.

Báo cáo sau việc đi vào

Thanh tra viên đi vào nơi làm việc phải báo cáo việc đi vào. Thanh tra viên phải báo cáo khi rời nơi làm việc hoặc càng sớm càng tốt có thể thực hiện được sau khi rời đi.

Thanh tra viên phải báo cáo cho:

  • người cư ngụ hoặc người cư ngụ hiển nhiên tại nơi làm việc
  • một HSR cho thành viên của bất cứ DWG nào tại nơi làm việc

Báo cáo phải bằng văn bản và bao gồm:

  • ngày giờ vào và rời đi
  • mục đích đi vào
  • mô tả những gì đã làm trong lúc ở tại nơi làm việc
  • tóm tắt nhận xét trong lúc ở tại nơi làm việc
  • quy trình để liên lạc WorkSafe và thanh tra viên
  • xem xét lại quy trình
  • nếu có hình ảnh, bản vẽ hoặc thu âm/thu hình, cần làm tờ khai thực hiện những điều này và nơi nào có sẵn cho việc thanh tra

Phạm tội chống lại thanh tra viên

Thể theo Đạo luật OHS, cá nhân phạm tội nếu như:

  • hành hung, uy hiếp hoặc hăm dọa thanh tra viên
  • toan hành hung, uy hiếp hoặc hăm dọa thanh tra viên
  • hành hung, uy hiếp hoặc hăm dọa ai đó giúp đỡ thanh tra viên
  • toan hành hung, uy hiếp hoặc hăm dọa ai đó đang giúp đỡ thanh tra viên
  • cố tình cản trở hoặc gây trở ngại cho thanh tra viên
  • cho hoặc tìm cách cho người khác cố tình cản trở hoặc gây trở ngại cho thanh tra viên
  • cố tình che giấu thanh tra viên địa điểm hoặc sự tồn tại của:
    • bất cứ người nào khác
    • bất cứ thiết bị nào
    • bất cứ chất nào
    • bất cứ điều gì khác
  • cố tình ngăn cản hoặc toan ngăn cản bất cứ người nào khác giúp đỡ thanh tra viên

Góp ý hoặc khiếu nại

WorkSafe mong mỏi thanh tra viên của cơ quan tuân thủ các nghĩa vụ theo luật định và quy trình hoạt động của WorkSafe. Thanh tra viên cũng được mong mỏi:

  • chuyên nghiệp
  • khách quan
  • nhất quán

Thanh tra viên chịu trách nhiệm cho cách họ thực hiện công việc.

Họ có thể cảm thấy cần thiết thông báo cho WorkSafe về một khía cạnh thực hiện công việc của thanh tra viên. Trong trường hợp này, quý vị nên liên lạc với người quản lý của thanh tra viên. Chi tiết liên lạc của người quản lý có trong báo cáo đi vào của thanh tra viên.

WorkSafe sẽ điều tra khiếu nại về hành vi của thanh tra viên. Khiếu nại sẽ được điều tra một cách độc lập với thanh tra viên và ban quản lý cùng bộ phận của họ.

Người chủ hoặc nhân viên cũng có thể yêu cầu WorkSafe tái xét quyết định của thanh tra viên. Để yêu cầu tái xét, hãy tải và điền đầy đủ biểu mẫu trong trang mạng WorkSafe.

Liên lạc WorkSafe

WorkSafe luôn sẵn sàng giúp quý vị hiểu trách nhiệm và quyền hạn của mình tại nơi làm việc. Hãy gọi cho WorkSafe Advisory qua số 1800 136 089 hoặc liên lạc WorkSafe trực tuyến.

Những trang liên quan