Ngành tình dục: An toàn cơ bản
Tài liệu về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của người làm ngành tình dục và những người khác làm việc trong ngành nghề tình dục.
Hiểu vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của quý vị trong ngành nghề tình dục
Ngành nghề tình dục là ngành nghề có nhiều kiểu làm việc khác nhau. Đây cũng là ngành nghề có lực lượng nhân viên đa dạng và nhiều nguy hiểm và nguy cơ.
Có thể khó hiểu vai trò của những người trong ngành nghề tình dục. Cũng có thể khó hiểu ai có trách nhiệm pháp lý và những trách nhiệm đó là gì.
Hướng dẫn sau đây có thể giúp quý vị hiểu vai trò của mình trong ngành nghề tình dục. Đồng thời cũng có thể giúp quý vị hiểu quyền hạn về sức khỏe và an toàn và trách nhiệm của mình. Cũng như có thể giúp quý vị biết vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của những người khác.
Ai có trách nhiệm?
Giống như bất cứ ngành nghề nào khác, cũng có luật để giữ an toàn cho người trong ngành nghề tình dục.
Một trong những luật này là Đạo luật Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp 2004. Luật này được biết đến là Đạo luật OHS. Đạo luật OHS giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn trong công việc. Luật này đề ra trách nhiệm của mọi người nhằm kiểm soát nguy cơ về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. Sức khỏe theo Đạo luật OHS bao gồm cả sức khỏe tâm lý.
Người trong ngành nghề tình dục với trách nhiệm thể theo Đạo luật OHS bao gồm:
- người chủ
- người quản lý hoặc kiểm soát nơi làm việc
- nhân viên
- người tự làm chủ
Loại bỏ nguy cơ
Theo Đạo luật OHS, các nguy cơ đối với sức khỏe và an toàn nơi làm việc phải loại bỏ, khi có thể thực hiện một cách hợp lý. Nói cách khác, làm tất cả những điều mà một người biết lý lẽ trong tình huống đó có thể làm để loại bỏ nguy cơ từ môi trường làm việc.
Giảm thiểu nguy cơ
Có lẽ không thể loại bỏ được nguy cơ. Dẫu cho làm mọi thứ có thể thực hiện một cách hợp lý để loại bỏ nhưng nguy cơ vẫn tồn tại. Theo Đạo luật OHS, nếu không thể thực hiện một cách hợp lý để loại bỏ nguy cơ, phải giảm thiểu nguy cơ. Điều này yêu cầu làm mọi thứ có thể thực hiện một cách hợp lý để giảm thiểu nguy cơ.
Những Quy định về Sức khỏe và An toàn Nghề nghiệp 2017 là một loạt luật khác. Gọi là các Quy định về OHS, chúng được soạn dựa trên Đạo luật OHS. Chúng đề ra cách hoàn thành những nhiệm vụ, nghĩa vụ và quy trình hỗ trợ cho Đạo luật OHS.
Ai là người chủ trong ngành nghề tình dục?
Theo Đạo luật OHS, quý vị là người chủ nếu quý vị có hợp đồng thuê từ một người trở lên. Nếu quý vị đã thuê người, nhà thầu độc lập quý vị hợp tác cũng được phân loại là nhân viên của quý vị trong một số trường hợp. Điều này cũng áp dụng cho nhân viên của nhà thầu.
Người chủ là một người, với người được định nghĩa như trong Đạo luật OHS bao gồm:
- một thực thể có tư cách pháp nhân
- một thực thể hoặc hiệp hội không có tư cách pháp nhân
- một công ty hợp danh
Một khách hàng không phải là người chủ của người làm ngành tình dục.
Nếu không chắc mình có phải là người chủ hay không, quý vị hãy tìm lời tư vấn độc lập. Quý vị có thể xin lời tư vấn độc lập từ, ví dụ:
- đại diện pháp lý của quý vị
- Liên đoàn Trung tâm Pháp lý Cộng đồng
- Dịch vụ giới thiệu của Hiệp hội Pháp lý Victoria
Trách nhiệm của quý vị là người chủ
Nếu là người chủ, quý vị có trách nhiệm pháp lý. Điều này bao gồm trách nhiệm theo:
- Đạo luật OHS
- Các Quy định OHS
Thông tin sau đây giải thích một số trách nhiệm của người chủ.
Tham khảo ý kiến
Bao gồm nhân viên của quý vị trong những vấn đề sức khỏe và an toàn có thể giúp cho nơi làm việc an toàn hơn. Trong một số tình huống cụ thể, quý vị phải tham khảo ý kiến về các vấn đề sức khỏe và an toàn. Việc tham khảo ý kiến phải bao gồm nhân viên bị ảnh hưởng. Cũng phải bao gồm nhân viên dễ bị ảnh hưởng. Quý vị cũng phải tham khảo ý kiến bất cứ đại diện về sức khỏe và an toàn nào, được biết là HSR.
Việc tham khảo ý kiến phải được hoàn thành khi có thể thực hiện được một cách hợp lý. Nói cách khác, quý vị phải làm mọi điều hợp lý để tham khảo ý kiến nhân viên và bất cứ HSR nào.
Điều này bao gồm:
- chia sẻ thông tin về vấn đề mà quý vị cần tham khảo ý kiến
- cho nhân viên cơ hội hợp lý để trình bày quan điểm của họ về vấn đề, và
- xem xét những quan điểm đó
Quản lý nguy cơ
Mối nguy hiểm là điều gì có thể gây tổn hại. Nguy cơ là tình huống có thể bị tổn hại do mối nguy hiểm gây ra. Tổn hại bao gồm tổn thương, bệnh tật và tử vong.
Là người chủ, quý vị phải kiểm soát mối nguy hiểm và rủi ro tại nơi làm việc của mình. Thực hiện theo những bước này để quản lý rủi ro:
- Tìm ra mối nguy hiểm tại nơi làm việc của quý vị.
- Thẩm định nguy cơ liên quan đến những mối nguy hiểm đó.
- Kiểm soát rủi ro.
- Theo dõi và xem xét việc kiểm soát rủi ro của quý vị.
Xem xét lại việc kiểm soát nếu chúng không có hiệu quả. Trong một số trường hợp quý vị có thể phải làm thẩm định rủi ro chính thức để hiểu cách kiểm soát rủi ro. Nhưng quý vị không cần phải làm thẩm định rủi ro chính thức nếu đã có thông tin về rủi ro và cách kiểm soát.
WorkSafe có tài liệu hướng dẫn để giúp quý vị kiểm soát mối nguy hiểm và nguy cơ tại nơi làm việc.
Nhiệm vụ pháp lý về sức khỏe và an toàn
Người chủ có trách nhiệm pháp lý giữ cho nhân viên và những người khác an toàn và khỏe mạnh tại nơi làm việc.
Ví dụ như, quý vị phải thực hiện một cách hợp lý:
- cung cấp môi trường làm việc an toàn
- giữ cho môi trường làm việc an toàn
- cung cấp cho nhân viên thông tin, hướng dẫn, huấn luyện hoặc giám sát mà họ cần để làm việc một cách an toàn
- bảo đảm cách quý vị điều hành doanh nghiệp của mình không gây nguy hiểm cho người khác, bao gồm cả khách hàng
Trách nhiệm của quý vị cũng bao gồm nhiệm vụ báo cáo sự cố phải trình báo cho WorkSafe. Thông tin về sự cố phải trình báo có tại trang mạng của WorkSafe. Thông tin thêm về nhiệm vụ của người chủ có sẵn từ WorkSafe.
Nếu quý vị quản lý hoặc kiểm soát nơi làm việc?
Những người quản lý hoặc kiểm soát nơi làm việc có nhiệm vụ theo Đạo luật OHS. Nếu quý vị là người có nhiệm vụ quản lý hoặc kiểm soát nơi làm việc, quý vị phải bảo đảm:
- nơi làm việc an toàn và không có nguy cơ cho sức khỏe
- phương tiện ra vào nơi làm việc an toàn và không có nguy cơ cho sức khỏe
Quý vị phải làm điều này khi có thể thực hiện được một cách hợp lý.
Những nhiệm vụ này chỉ áp dụng liên quan đến vấn đề quý vị quản lý hoặc kiểm soát.
Nơi làm việc không chỉ là một tòa nhà
Nơi làm việc là bất cứ nơi nào nhân viên hoặc người tự làm chủ làm việc. Nơi làm việc không chỉ là một tòa nhà hoặc một kiến trúc. Điều này có nghĩa là bất cứ nơi nào người làm ngành tình dục làm đều trở thành nơi làm việc. Các luật về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp áp dụng.
Nơi làm việc có thể là nhà thổ, câu lạc bộ biểu diễn khỏa thân, khách sạn, nhà ngủ, nhà, phòng, văn phòng, xe hơi hoặc caravan. Dù cho nơi làm việc là gì, nơi đó phải an toàn có thể thực hiện một cách hợp lý.
Ai là nhân viên trong ngành nghề tình dục?
Thể theo Đạo luật OHS, quý vị là nhân viên khi quý vị có hợp đồng nhân dụng. Hợp đồng có thể là văn bản hoặc lời nói.
Người làm ngành tình dục không phải là nhân viên của khách hàng.
Nếu không chắc mình có phải là nhân viên hay không, quý vị hãy tìm lời tư vấn độc lập. Quý vị có thể xin lời tư vấn độc lập từ, ví dụ:
- đại diện pháp lý của quý vị
- Liên đoàn Trung tâm Pháp lý Cộng đồng
- Dịch vụ giới thiệu của Hiệp hội Pháp lý Victoria
Quyền hạn của quý vị là nhân viên
Là nhân viên, quyền hạn của quý vị bao gồm quyền:
- làm việc trong môi trường an toàn
- có thông tin, hướng dẫn, giám sát và huấn luyện mà quý vị cần để làm việc một cách an toàn
- được tham khảo ý kiến về những vấn đề sẽ ảnh hưởng hoặc dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của quý vị
- đại diện về vấn đề sức khỏe và an toàn nghề nghiệp tại nơi làm việc
Trách nhiệm của quý vị
Quý vị phải giữ gìn một cách hợp lý cho sức khỏe và an toàn của bản thân. Quý vị phải giữ gìn một cách hợp lý cho sức khỏe và an toàn của những người mà công việc của quý vị có thể ảnh hưởng đến.
Là nhân viên, quý vị phải hợp tác với những hành động của người chủ để tuân thủ:
- Đạo luật OHS
- các Quy định OHS
Thêm thông tin về quyền hạn và trách nhiệm của quý vị có sẵn từ WorkSafe.
Ai là người làm ngành tình dục tự làm chủ?
Quý vị là người tự làm chủ nếu quý vị tự làm cho mình và không có nhân viên. Quý vị không có hợp đồng làm việc cho bất cứ ai.
Trách nhiệm của quý vị với tư cách là người tự làm chủ
Người tự làm chủ có nghĩa vụ thể theo Đạo luật OHS và các Quy tắc OHS. Quý vị phải bảo đảm doanh nghiệp hoặc công việc của mình không làm cho mọi người có nguy cơ cho sức khỏe và an toàn của họ. Quý vị phải làm điều này khi có thể thực hiện một cách hợp lý.
Trách nhiệm của quý vị cũng bao gồm nhiệm vụ báo cáo sự cố phải trình báo cho WorkSafe. Quý vị có thể tìm thêm thông tin về sự cố phải trình báo tại trang mạng WorkSafe.
Nếu không chắc chắn mình là người tự làm chủ, quý vị hãy tìm tư vấn độc lập. Quý vị có thể xin lời tư vấn độc lập từ, ví dụ:
- đại diện pháp lý của quý vị
- Liên đoàn Trung tâm Pháp lý Cộng đồng
- Dịch vụ giới thiệu của Hiệp hội Pháp lý Victoria
Liên lạc WorkSafe
WorkSafe luôn sẵn sàng giúp quý vị hiểu trách nhiệm và quyền hạn của mình tại nơi làm việc. Hãy gọi cho WorkSafe Advisory qua số 1800 136 089 hoặc liên lạc WorkSafe trực tuyến.